Doanh thu trên thị trường Thương mại Điện tử dự kiến ​​đạt 4.225.309 triệu đô la Mỹ vào năm 2022. Trong thị trường Thương mại Điện tử, số lượng người dùng dự kiến ​​sẽ đạt 4.877,0 triệu người dùng vào năm 2025.

Theo số liệu từ Statista.

Số lượng người sử dụng Internet không ngừng tăng lên. Song song với đó là mức độ mua sắm trực tuyến cũng ngày càng phát triển. Do đó, mở cửa hàng trực tuyến là một khoản đầu tư đầy hứa hẹn. Điểm bán hàng ngoại tuyến khác với cửa hàng trực tuyến ở chỗ nó cần phải có số vốn khởi nghiệp đáng kể, chẳng hạn thanh toán tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên, trang trí cửa hàng v.v. Do đó, ngày càng có nhiều doanh nhân chuyển sự chú ý sang các nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là bán hàng online trên kênh nào để đem lại hiệu quả?

Hiện nay, hầu hết các đơn vị kinh doanh đều có các trang Web riêng của mình. Vậy việc bán hàng online trên trang Web này có những lợi ích và bất cập gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

ngày càng có nhiều doanh nhân chuyển sự chú ý sang các nền tảng trực tuyến
Ngày càng có nhiều doanh nhân chuyển sự chú ý sang các nền tảng trực tuyến

Lợi ích của bán hàng online trên chính trang Web của doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều cá nhân và doanh nghiệp tận dụng thị trường của bên thứ 3 để bán hàng online. Tuy nhiên, đừng bỏ qua trang Web của chính doanh nghiệp bạn. Việc bán hàng trên trang Web “chính chủ” này sẽ mang lại một số lợi ích sau: 

Trang web

Hiện nay, nhiều cá nhân và doanh nghiệp tận dụng thị trường của bên thứ 3 để bán hàng online. Tuy nhiên, đừng bỏ qua trang Web của chính doanh nghiệp bạn.

Tránh các chi phí liên quan trên thị trường của bên thứ ba

Việc sử dụng thị trường của các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay Tiki yêu cầu doanh nghiệp phải trả các khoản phí khác nhau. Việc xây dựng thị trường của riêng bạn giúp loại bỏ những chi phí chung này và giúp bạn tăng thu nhập.

Hạn chế tính cạnh tranh về giá giữa các đối thủ cạnh tranh

Trên nhiều thị trường, bạn đang phải cạnh tranh với rất nhiều người bán. Trong đó có thể bao gồm cả những nhà cung cấp sản phẩm cho bạn hoặc doanh nghiệp của bạn. Tình trạng này dẫn đến các cuộc chiến về giá mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể thắng nếu không cắt giảm lợi nhuận.

Quảng cáo và quảng bá sản phẩm của bạn theo cách bạn muốn. Không phải theo cách thị trường yêu cầu

Mặc dù nhiều thị trường cung cấp các tùy chọn tiếp thị và quảng cáo, bạn phải tuân theo một số quy tắc nhất đinh. Trong một số trường hợp, bạn có thể không tiếp cận được các chiến lược tiếp thị nhất định. Chẳng hạn như tiếp thị qua email. 

Bán hàng online trên trang Web riêng mang lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ
Bán hàng online trên trang Web riêng mang lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ

Các nhược điểm khi bán hàng trên trang Web của chính doanh nghiệp

Lưu lượng truy cập không cao

Nhất là đối với những doanh nghiệp mới thành lập với một trang Web bán hàng mới toanh, đây là vấn đề rất lớn. Việc thúc đẩy lưu lượng truy cập đối với những trang Web mới là một thử thách vô cùng lớn. Nếu bạn muốn hướng lưu lượng truy cập đến trang Web của mình, bạn phải đầu tư một khoảng tài chính không nhỏ vào các chiến lược quảng cáo, tiếp thị để phát triển trang Web. Chẳng hạn như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Với SEO, bạn có thể đưa trang Web của mình lên đầu kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang Web của bạn.

Trong khi đó, bán hàng trên thị trường của bên thứ 3 cho phép bạn tiếp cận với một lượng khách hàng cực khủng ngay từ đầu. Hơn nữa, họ sẽ có những chương trình để thu hút khách hàng truy cập. Vì thế, bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian và tiền bạc cho nhiệm vụ này.

Việc thúc đẩy lưu lượng truy cập đối với những trang Web mới là một thử thách vô cùng lớn

Khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm

Khi bán hàng trên Shopee hay Lazada, bạn sẽ dễ dàng bán được hàng hơn. Các thị trường này hỗ trợ doanh nghiệp của bạn bằng cách cho phép bạn bán hàng trên nền tảng, cũng như thu thập đánh giá của người dùng để người mua có thể nhanh chóng đánh giá doanh nghiệp và dịch vụ của bạn. Điều này dễ dàng tạo sự tin tưởng cho khách hàng để quyết định mua sản phẩm.

Khi bạn bán hàng trên trang web của mình, bạn phải tạo được sự tin tưởng của khách hàng. Các chiến lược quảng cáo và tiếp thị kỹ thuật số như quản lý đánh giá và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có thể giúp bạn xây dựng niềm tin đó và tăng doanh số bán hàng. Trong khi những nhiệm vụ nêu trên là một thách thức vô cùng lớn cho các doanh nghiệp.

Khi bạn bán hàng trên trang web của mình, bạn phải tạo được sự tin tưởng của khách hàng

Khi bạn bán hàng trên trang web của mình, bạn phải tạo được sự tin tưởng của khách hàng.

Kết luận

Bất cứ nền tảng bán hàng nào cũng sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ đặc trưng của chúng. Đồng thời, bạn cần hiểu rõ những nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn kênh bán hàng online phù hợp nhất. Hy vọng bài viết về bán hàng online trên trang Web sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các ưu – nhược điểm khi lựa chọn trang Web để bán hàng online. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Landing Page bán hàng online – tuyệt chiêu tăng doanh thu thần tốc tại đây.

Xem thêm: Bán hàng online – Hướng đi nào phù hợp nhất tại đây.

Author

Write A Comment