Mô hình kinh doanh B2C được sử dụng để doanh nghiệp và người tiêu dùng giao dịch với nhau. B2C là viết tắt của cụm từ Business to Customer. B2C trên sàn thương mại điện tử hơ khác với truyền thống ở chỗ. Theo truyền thống thì mô hình là quá trình mua bán sản phẩm trực tiếp giữa người bán và người mua. Ví dụ như các giao dịch tại cửa hàng, các nhà hàng,.. Còn mô hình thương mại B2C mô tả các giao dịch giữa nhà bán lẻ trực tuyến với khách hàng trực tuyến. 

mô hình kinh doanh b2c
Mô hình kinh doanh B2C

B2C được nhiều doanh nghiệp và cá nhân ưa chuộng bởi lợi ích mà nó mang lại. Nhờ mô hình này mà các doanh nghiệp cũng dần có được chỗ đứng, thương hiệu trên thị trường. 

Như vậy, mô hình B2C chính là cách doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng trên các trang TMĐT. Đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng được trải nghiệm tốt cho khách hàng. Thông qua nhiều hình thức như chất lượng sản phẩm, các chương trình ưu đãi,..

Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C

Dưới đây là 3 đặc điểm nổi bật

Khách hàng chủ yếu của mô hình này là các cá nhân, người dùng có nhu cầu mua hàng trên các trang TMĐT. 

Mô hình B2C đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường. Nhà cung cấp nào cũng có thể tự tạo cho mình một website hoặc đăng trên các trang thương mại có sẵn. Với một mục đích là mang sản phẩm đến khách hàng. 

B2C giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí như mặt bằng,.. 

Xem thêm: Thành công trên sàn Thương mại điện tử tại Việt Nam

Mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay

Doanh nghiệp cần thiết kế website hoặc kênh bán hàng trực tuyến mới có thể triển khai mô hình này. Mô hình B2C rất đơn giản, không yêu cầu cao về kỹ thuật. Tuy nhiên, mô hình B2C thường có 5 loại hình. Các doanh nghiệp cũng cần nhắm đúng đối tượng.

Bán hàng trực tiếp

Doanh nghiệp sẽ xây dựng các gian hàng ảo trên nền tảng website hoặc fanpage. Trực tiếp đưa sản phẩm mình lên các nền tảng này. Người tiêu dùng sẽ lên các nền tảng này để lựa chọn, tham khảo một cách trực tiếp. 

Trung gian trực tuyến

Ở mô hình này, sàn thương mại điện tử sẽ là đơn vị trung gian giúp người mua và người bán kết nối với nhau. Mô hình này đang khá thịnh hành với các doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp sẽ không trực tiếp là đơn vị sở hữu sản phẩm. Nhưng sẽ đóng vai trò giữa người mua và người bán.

mô hình kinh doanh b2c
Mô hình kinh doanh B2C

Dựa trên quảng cáo

Tạo ra những website có nội dung hấp dẫn, thông tin bổ ích nhằm thu hút người tiêu dùng theo dõi bài viết, trang web.

Khi lượt truy cập trang web đã nhiều, các đơn vị sẽ muốn thuê trang web của bạn để quảng cáo, PR cho sản phẩm của họ. Doanh nghiệp sẽ nhận được hoa hồng từ việc cho thuê.

Dựa vào cộng đồng

Sự xuất hiện của các trang mạng xã hội đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị của doanh nghiệp. Ví dụ như nền tảng Facebook, sẽ dựa trên yếu tố nhân khẩu học, hành vi, sở thích để xây dựng các nhóm cộng đồng trực tuyến. Từ đó, xuất hiện những nhóm khách hàng tiềm năng. Quảng cáo trong các nhóm này sẽ hiệu quả hơn. 

Mô hình kinh doanh B2C dựa trên phí

Chúng ta dễ thấy các trang Web, ứng dụng tính phí hiện nay như Netflix. Các trang web này sẽ yêu cầu người dùng trả phí khi truy cập vào nền tảng của họ. Nếu người dùng không muốn trả phí thì nội dung sẽ bị hạn chế hoặc việc xem bị gián đoạn bởi quảng cáo. 

Xem thêm: Mô hình B2B là gì? Đặc điểm, vai trò mô hình B2B 

Author

Write A Comment