Sàn thương mại điện tử nào tốt nhất? Mua hàng online ở đâu uy tín? Bài viết so sánh 3 sàn thương mại điện tử hàng đầu đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam.
Với tốc độ phát triển của số hóa, thương mại điện tử đang trở thành động lực trong sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam bao gồm Shopee, Lazada và Tiki đang chi phối mạnh mẽ ngành bán lẻ hàng hóa nói chung và mua bán online nói riêng.
Thương mại điện tử đang trở thành động lực trong sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu
Trước hết, hãy cùng sơ lược tình hình thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam.
Thương mại điện tử trên thế giới
- Năm 2021, theo dự báo, số lượng người mua sắm trực tuyến trên thế giới đạt 2,14 tỷ người;
- Doanh số bán hàng trực tuyến vào năm 2021 sẽ đạt gần 5 nghìn tỷ USD;
- Trong số những lý do hàng đầu mà mọi người đặt mua sản phẩm trực tuyến là giao hàng miễn phí (53%), khuyến mãi và giảm giá (41%), khả năng đọc đánh giá (35%), dễ dàng trả lại (33%) và tốc độ thanh toán (30%).
Thương mại điện tử tại Việt Nam
Mới đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM đã xuất bản Báo cáo chỉ số thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2021. Theo báo cáo:
- Thương mại điện tử nước ta tăng trưởng khoảng 15% vào năm 2020;
- TMĐT đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.
Thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ so với trước nay. Theo đó, lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021 cũng như các giai đoạn tiếp theo đến năm 2025.
Hiện nay, Shopee, Lazada và Tiki là 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Theo số liệu do Iprice kết hợp với công ty đo lường SimilarWeb công bố về top 50 sàn Thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam, Shopee là sàn TMĐT số 1 Việt Nam. Tiếp theo sau là Tiki và xếp thứ 3 trong danh sách này là Lazada. Vậy chúng ta hãy cùng so sánh cụ thể hơn về 3 sàn thương mại điện tử này nhé.
Sàn thương mại điện tử Shopee
Shopee là cái tên quen thuộc và làm mưa làm gió trên thị trường trong khoảng thời gian gần đây. Hầu hết trên các diễn đàn mạng xã hội hay ứng dụng di động, cụm từ “săn sale Shopee” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo thống kê, quý I năm 2020, Shopee thu hút 43,16 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Con số này đưa Shopee lên vị trí thống trị so với các sàn thương mại điện tử khác ở Việt Nam.
“Shopee” là công ty con của Garena, nhà cung cấp trò chơi trực tuyến đến từ Singapore. Shopee là nền tảng mua bán sản phẩm trực tuyến qua mạng xã hội (Social Commerce). Nó có hình thức tiếp thị là người tiêu dùng mua bán sản phẩm với nhau (C2C). Trong khi các nền tảng khác đang bán trực tiếp cho người tiêu dùng (B2C). Shopee hiện đã có mặt tại 7 quốc gia: Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Singapore, và quốc gia mới nhất là Thái Lan. So với các nền tảng khác, Shopee có thị trường khá rộng lớn.
Ưu điểm của Shopee
- Sản phẩm đa dạng, gồm nhiều ngành hàng và nhiều loại hàng hóa khác nhau. Vì thế, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn.
- Giao diện thiết kế đẹp mắt hơn so với các nền tảng khác;
- Dễ dàng giao tiếp trực tiếp với người bán trong mục trò chuyện;
- Thường xuyên có các chương trình ưu đãi, giảm giá. Đặc biệt, có các chương trình ưu đãi cực khủng lên đến 50%;
- Có thể mua các sản phẩm của các thương hiệu đình đám với giá cực tốt. Bởi các thương hiệu này được các nhà bán lẻ uy tín phân phối và bán trên Shopee. Chẳng hạn các thương hiệu mỹ phẩm như: The Ordinary, Innisfree …
- Dễ dàng mua sắm với ứng dụng Shopee tải về ngay trên điện thoại;
- Chi phí giao hàng rẻ hơn so với các nền tảng khác.
Nhược điểm của Shopee
- Nhiều Shopee sử dụng hình ảnh rất đẹp nhưng hàng hóa kém chất lượng so với quảng cáo;
- Nhiều mức giá với cũng một loại sản phẩm. Điều này làm cho người mua hàng hoang mang về chất lượng sản phẩm;
- Một số sản phẩm không đúng chất lượng thực tế như mô tả;
Sàn thương mại điện tử Tiki
Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử đang tin cậy nhất tại Việt Nam. Xếp thứ 2 sau Shopee trong bảng xếp hạng, Tiki ngày càng khẳng định được vị thế của mình so với các sàn Thương mại điện tử khác tại Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Tiki là thành quả của người Việt Nam. Tiki là viết tắt của “Tìm Kiếm & Tiết Kiệm”, được sáng lập bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn vào năm 2010. Mặc dù ban đầu, Tiki chỉ là nền tảng chuyên cung cấp sách cho người tiêu dùng, trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Tiki đã trở thành một trong những sàn thương mại điện tử kinh doanh thành công với hàng triệu sản phẩm ở 26 ngành hàng đa dạng.
Mặc dù Tiki là một hệ sinh thái thương mại, những lĩnh vực thương mại điện tử được nhiều người biết đến hơn cả. Hệ sinh thái thương mại của Tiki bao gồm:
- Công ty cổ phần Tiki (đơn vị thiết lập, tổ chức sàn TMĐT Tiki.vn);
2. Công ty TNHH Tikinow Smart Logistic (cung cấp dịch vụ logistic);
3. Công ty TNHH MTV Thương mại Ti Ki (Tiki Trading) (chủ thể bán hàng hóa trên sàn TMĐT Tiki).
Ưu điểm của Tiki
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt. Các phản hồi của khách hàng được Tiki theo dõi và phản hồi nhanh chóng;
- Sản phẩm chất lượng, đóng gói cẩn thận;
- Đối với mặt hàng sách, mua sắm ở Tiki luôn có mức giá ưu đãi hơn rất nhiều so với những nơi khác;
- Chính sách giao hàng tận nơi miễn phí;
- Có ứng dụng Tiki dễ dàng mua sắm trên điện thoại;
- Chương trình giao hàng cực nhanh trong vòng 2h với Tikinow.
Nhược điểm của Tiki
- Thời gian giao hàng khá chậm;
- Chưa có quá nhiều mặt hàng so với các sàn thương mại điện tử khác;
Sàn thương mại điện tử Lazada
Lazada được thành lập vào khoảng năm 2012, được coi là nền tảng mua sắm hàng đầu. Lazada được thành lập bởi Maximilian Bitner và đồng sở hữu bởi Tập đoàn Alibaba vào năm 2014. Tập đoàn Lazada hiện đang hoạt động tại một số quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Năm 2012, Lazada lần đầu tiên ra mắt trang web của mình. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Lazada chỉ bán hàng với hình thức B2C. Nghĩa là Lazada bán hàng hóa cho khách hàng. Năm 2013, Lazada đã bổ sung thêm mô hình C2C để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Lazada cho phép các nhà bán lẻ cá nhân bán sản phẩm của họ thông qua nền tảng của Lazada. Do đó, Lazada hiện góp phần hỗ trợ các nhà bán hàng trực tuyến.
Ưu điểm của Lazada
- Có ứng dụng Lazada trên điện thoại để người dùng dễ dàng mua sắm;
- Chất lượng sản phẩm tốt;
- Là trang web thương mại điện tử uy tín;
- Thời gian vận chuyển nhanh so với các sàn TMĐT khác;
- Đa dạng các loại hàng hóa. Lazada còn kinh doanh cả các dịch vụ như Spa, nhà hàng…
Nhược điểm của Lazada
Lazada cung cấp mã giảm giá nhưng có nhiều trường hợp không thể sử dụng được mã giảm giá này;
Chi phí giao hàng khá cao so với giá mặt bằng chung;
Thông tin đơn hàng trên Web và thực tế không khớp nhau. Chẳng hạn: website báo hàng sẽ được giao trong vòng 2 ngày nhưng thực tế lại lâu hơn so với trên Website.
Trên đây là một vài thông tin so sánh cơ bản về các sàn thương mại điện tử đứng top đầu tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất cho các bạn. Từ đó có thể có những đánh giá, so sánh và lựa chọn sàn TMĐT uy tín và phù hợp nhất.
Xem thêm: Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong TMĐT.