Khi nhắc đến thương mại điện tử, không thể không nhắc đến Amazon. Đây là sàn thương mại quốc tế với lượng truy cập khủng mỗi ngày. Bài viết này kinhdoanhtoday sẽ hướng dẫn quy trình bán hàng trực tuyến trên Amazon cho người mới bắt đầu.
Giới thiệu về Amazon
Amazon là một website thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Một số hình thức kinh doanh trên Amazon hiện nay đang cung cấp cho người bán như: ship, FBA private label, hijack, vendor,… Ngoài ra còn có các dịch vụ khác thúc đẩy hoạt động mua hàng và kéo traffic từ Amazon đến các website của người bán.
Năm 2015, Amazon trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại Hoa Kỳ. Chỉ với một chiếc máy tính kết nối mạng, bạn có thể làm việc mọi lúc mọi nơi và mang về nguồn thu ổn định. Cùng với đó là mức lợi nhuận cao mà không phải đầu tư bất kỳ chi phí marketing hay vận chuyển nào.
Bán hàng trực tuyến trên Amazon là cách sử dụng website thương mại điện tử của họ để kinh doanh sản phẩm của mình. Giúp người bán tiết kiệm chi phí và công sức để xây dựng một trang bán hàng riêng.
Cũng giống như cách bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử khác tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki,… Người bán sẽ được thoải mái đăng tải sản phẩm của mình. Tuy nhiên, tại Amazon thì nguồn khách hàng không chỉ trong nước mà còn sẽ mở rộng ra thế giới.
Quy trình bán hàng trực tuyến trên Amazon
Bước 1: Tìm hiểu thị trường
Sẽ thật đơn giản nếu như bạn đã có được sản phẩm để bán. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa biết nên bán gì trên sàn thương mại điện tử này thì có thể tham khảo một số ý tưởng sau:
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Đây là một mặt hàng truyền thống của Việt Nam, rất nhiều người trên thế giới có nhu cầu sử dụng chúng. Vậy có thể nói đây là một ý tưởng tuyệt vời để kinh doanh trên Amazon.
Nón lá: Có thể bạn chưa biết, số lượng nón lá được bán mỗi ngày trên Amazon rất lớn. Đặc biệt là các loại nón được vẽ nhiều chi tiết và thiết kế đẹp mắt. Giá bán có thể dao động từ 700.000 – 800.000 VNĐ/chiếc.
Ngoài ra, còn rất nhiều mặt hàng khác tại nước ta mà bạn có thể đăng bán ở đây. Để thu hút được sự quan tâm của thị trường, bạn nên tìm kiếm những sản phẩm có mức giá cạnh tranh và chất lượng đảm bảo.
Bước 2: Thiết kế logo và mua GTIN cho hàng hóa
Khi bạn đã chốt được sản phẩm tiềm năng để bán hàng trực tuyến trên Amazon, lúc này bạn sẽ cần thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút được sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn.
Ngoài ra, để lưu hành hàng hoá quốc tế, bạn cần có barcode quốc tế GTIN. Đây là mã nhận dạng sản phẩm duy nhất, xác định sản phẩm bạn đang bán trên trang thương mại điện tử toàn cầu.
Một số mã GTIN nhận dạng thông dụng trên thế giới như: EAN, JAN, UPC, FNSKU,… Tìm hiểu thêm về mã GTIN tại đây.
Bước 3: Chọn tài khoản bán hàng
Sau khi đã chọn được sản phẩm để bán, người bán cần lựa chọn cho mình một tài khoản bán hàng. Có 2 loại tài khoản bán hàng trên Amazon:
Gói bán hàng chuyên nghiệp (Professional)
Phí duy trì tài khoản bán hàng chuyên nghiệp là $39.99/tháng. Không tính phí cho mỗi sản phẩm bán được. Người bán có thể đăng tải sản phẩm không giới hạn và tùy chỉnh chi phí vận chuyển đơn hàng.
Khi chọn tài khoản bán hàng này để kinh doanh trên Amazon, người bán sẽ được sử dụng nhiều công cụ và có được nhiều ưu đãi hơn. Bạn sẽ dễ dàng quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Gói này sẽ phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức có vốn kinh doanh ổn định
Gói bán hàng cá nhân (Individual)
Ngược lại với tài khoản bán hàng chuyên nghiệp. Tài khoản cá nhân sẽ không phải trả phí duy trì, tuy nhiên mỗi đơn hàng bán được sẽ bị tính phí là $0.99.
Gói tài khoản này phù hợp với những bạn mới bắt đầu và đang trong quá trình tìm hiểu thị trường. Ngoài ra, số lượng sản phẩm đăng tải chỉ đạt mức dưới 40 sản phẩm. Vì thế nếu muốn bán hàng trực tuyến trên Amazon nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc ít vốn, hãy chọn gói tài khoản này.
Bước 4: Bắt đầu bán hàng trực tuyến trên Amazon
Sau khi chọn được gói tài khoản bán hàng phù hợp, bạn tiến hành đăng ký bán hàng trực tuyến trên Amazon và đăng bài. Lúc này, bạn cần tìm hiểu về các phương thức kinh doanh trên Amazon. Có 2 phương thức kinh doanh chính:
FBM (Fulfillment by Merchant): Đây là hình thức mà đơn hàng sẽ được xử lý bởi bên thứ 3 chứ không phải là Amazon. Người bán lúc này sẽ có trách nhiệm lưu kho, đóng gói sản phẩm và gửi đến tay khách mua hàng.
FBA (Fulfillment by Amazon): : Lúc này, người bán chỉ cần gửi hàng tới kho của Amazon. Tại đây, sản phẩm của bạn sẽ được lưu kho và bảo quản. Khi có đơn hàng, bộ phận phân loại sẽ đóng gói và vận chuyển đến cho người mua. Amazon cũng đảm nhiệm vấn đề chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng. Hình thức này tạo ra nhằm hỗ trợ các nhà bán hàng nhỏ lẻ. Ngoài ra cũng giúp nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.
Xem thêm:
- Các trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới hiện nay
- Nếu muốn khởi nghiệp – Hãy bắt đầu với các mô hình thương mại điện tử
Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết quy trình bán hàng trực tuyến trên Amazon. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức bổ ích cũng như áp dụng kinh doanh hiệu quả.