Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh qua mạng Internet. Nó gắn liền với hoạt động phân phối, quảng cáo, khuyến mại, bán dịch vụ hoạt hàng hóa trực tuyến. Lĩnh vực này bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Sau đó nó mở rộng sang châu Âu, châu Á và khác khu vực khác. Tuy nhiên, công ty tiêu biểu nhất không phải là Amazon (Mỹ) hay Alibaba (Trung Quốc). Đó là Pinduoduo ( pdd ), một công ty Trung Quốc bắt đầu hoạt động vào năm 2015 với tư cách là nhà cung cấp thực phẩm trực tuyến. Nhưng thành công của họ đã đưa giá trị thị trường của công ty lên trên 200 tỷ USD. Năm 2020, đây là cổ phiếu internet tăng trưởng nhanh nhất của Trung Quốc với 330%.
Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển vô cùng mạnh mẽ ở Việt Nam.
“Hiếm nước nào trong khu vực Đông Nam Á, thương mại điện tử tăng trưởng hai con số trong đại dịch”.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số (Bộ Công Thương) chia sẻ tại họp báo Tuần lễ mua sắm trực tuyến và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 26/11/2021.
Vậy thương mại điện tử hoạt động như thế nào? Cách thức hoạt động của trang web TMĐT
Về mặt kỹ thuật, thương mại điện tử dựa trên các yếu tố:
- Máy chủ;
- Cơ sở dữ liệu;
- Hệ thống cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.
Loại hình thương mại này chiếm thị phần ngày càng lớn trên thị trường. Nó không chỉ mang lại doanh thu khủng cho các doanh nghiệp mà còn kết nối nhiều ngành với nhau. Đồng thời, nó tạo ra nhiều lĩnh vực tiềm năng mới trong lĩnh vực kinh tế- tài chính.
Để mô tả cơ chế hoạt động của thương mại điện tử, bài viết sẽ dựa trên ví dụ về đặt hàng trực tuyến. Mua sắm trực tuyến là hoạt động vô cùng phổ biến hiện nay. Nhất là khi các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang hoạt động hiệu quả và tích cực.
Bước một: người mua xem qua danh mục trực tuyến
Đây là cửa hàng trực tuyến của người bán – nơi trưng bày các sản phẩm mà cửa hàng đang kinh doanh. Tại đây, người dùng sẽ tham khảo thông tin của sản phẩm dựa trên hình ảnh và mô tả. Những thông tin này bao gồm loại sản phẩm, giá cả, chất liệu, công dụng, tính năng đặc biệt…Hiện nay, các doanh nghiệp đang không ngừng đầu tư vào việc nâng cấp trang web. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp.
Sau khi nắm được các thông tin cần thiết, người dùng sẽ đưa ra quyết định về việc mua sản phẩm. Trong trường hợp quyết định mua sản phẩm, quy trình sẽ chuyển sang bước 2.
Bước hai: Đây là nhiệm vụ của máy chủ
Khi nhận được yêu cầu của người dùng, máy chủ gửi yêu cầu đến hệ thống xử lý đơn hàng. Tại đây, cơ sở dữ liệu được yêu cầu truy xuất về tình trạng tồn kho của sản phẩm. Nói một cách đơn giản, hệ thống sẽ kiểm tra số lượng hàng còn lại trong kho có đủ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không. Nếu hàng hóa không còn đủ trong kho sẽ xảy ra 2 trường hợp. Hoặc là hệ thống yêu cầu nhà cung cấp cung cấp thêm sản phẩm, hoặc là hệ thống từ chối yêu cầu của khách hàng và thông báo cho họ. Trong trường hợp còn hàng, quy trình này sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
Bước ba: Nhân viên cửa hàng tiếp tục xử lý giao dịch với khách hàng
Đây là bước mà cửa hàng sẽ xác nhận hình thức thanh toán cũng như phương thức vận chuyển. Tùy thuộc vào mỗi cửa hàng kinh doanh trực tuyến, có nhiều hình thức thanh toán có thể được áp dụng:
- Thanh toán trước bằng thẻ tín dụng;
2. Thanh toán khi nhận hàng bằng dịch vụ Ship Cod;
3. Thanh toán qua ví Momo…
Về phương thức vận chuyển, hiện nay có rất nhiều đơn vị vận chuyển uy tín tại Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến một số cái tên chất lượng như Viettel Post, Nhất Tín…
Bước bốn: Đơn hàng được xác nhận và gửi đi
Hệ thống sẽ thông báo cho khách hàng về việc đơn hàng đang được xử lý và gửi đến cho khách hàng. Trong khi đó, nhân viên bộ phận hậu cần sẽ thực hiện các hoạt động như gói hàng, xác nhận địa chỉ và gửi hàng phù hợp với đơn đặt hàng của khách hàng.
Đây là quá trình vận hàng cơ bản nhất của một giao dịch thương mại điện tử. Tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng thực tế cũng như định hướng và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà cách thức hoạt động sẽ có những điểm đặc trưng nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản, quy trình hoạt động thương mại điện tử sẽ đáp ứng các tiêu chí:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành;
- Dễ dàng để khách hàng tiếp cận và sử dụng;
- Thông tin đơn hàng rõ ràng, đầy đủ;
- Thường xuyên cập nhật thông tin về giao dịch cho khách hàng để tạo sự tin cậy.
Kết luận
Thương mại điện tử là một hướng đi mới trong hoạt động của WTO. Trở lại tháng 5 năm 1998, Hội nghị Bộ trưởng (Geneva) đã thông qua Tuyên bố về Thương mại Điện tử Toàn cầu, trong đó khuyến nghị Đại hội đồng WTO thành lập một chương trình đặc biệt trong WTO để nghiên cứu tất cả các khía cạnh thương mại của thương mại điện tử toàn cầu. Công việc này đang được thực hiện trong khuôn khổ của WTO. Theo đó, TMĐT sẽ là lĩnh vực có vô số cơ hội tiềm năng để khai thác. Việc nắm được cách thức hoạt động của trang web thương mại điện tử sẽ thúc đẩy hiệu quả vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh TMĐT năm 2022.