Đón đầu xu hướng thương mại điện tử là chìa khóa thành công cho hoạt động kinh doanh. Ngày nay, hành vi và tâm lý mua sắm của khách hàng không ngừng thay đổi. Những nhà bán hàng cũng liên tục đổi mới chiến lược kinh doanh và tiếp thị so với trước đây. Vì thế, việc đón đầu xu hướng kinh doanh, nhất là kinh doanh thông qua nền tảng thương mại điện tử sẽ giúp bạn:
- Thích ứng nhanh hơn với những thay đổi so với đối thủ;
- Đoán được những mong muốn của khách hàng;
- Có khả năng cạnh tranh so với đối thủ trong môi trường kinh doanh.
Theo quan sát và phân tích nhu cầu và hành vi của khách hàng, chúng tôi đưa ra các xu hướng thương mại điện tử trong những năm tới. Một số xu hướng có thể chưa phổ biến hiện tại, những nó có khả năng “thống trị” xu hướng thương mại điện tử sau một thời gian nhất định. Vậy các xu hướng đó là gì?
Xu hướng thương mại điện tử nói chung
Trước hết, chúng tôi muốn đề cập đến xu hướng chung của thương mại điện tử. Chúng ta đều biết thương mại điện tử hiểu một cách đơn giản nhất là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua internet. Ngày nay, thương mại điện tử ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Nhất là sau khi Đại dịch Covid-19 xuất hiện.
Tổng quan ngành thương mại điện tử trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam
Sau đại dịch, số lượng khách hàng giao dịch mua bán trực tuyến tăng lên đáng kể. Theo Oberlo, doanh thu bán hàng trực tuyến toàn cầu sẽ đạt 4,9 nghìn tỷ USD vào năm 2021 và 6,4 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Theo Statista, nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng gấp 3 lần giá trị thị trường của nó trong vài năm tới. Trong đó, thương mại điện tử chiếm tỷ trọng cao nhất.
Việt Nam được đánh giá là có tốc độ phát triển kinh tế Internet nhanh nhất khu vực. Giá trị thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đạt khoảng 12 tỷ USD vào năm 2020. So sánh trong khu vực, con số này chỉ xếp sau Indonesia, Thái Lan và Singapore.
Với những con số tăng trưởng ấn tượng đó, thương mại điện tử chắc chắn sẽ còn rất tiềm năng.
Xu hướng 1: Nhà sản xuất trở thành nhà bán lẻ (D2D)
D2D là mô hình kinh doanh đặc trưng bởi việc bán cho người tiêu dùng không qua trung gian và đại lý. Các nhà sản xuất đang dần nhận ra rằng, khách hàng là trung tâm của mua bán hàng hóa. Qua đó, sự cạnh tranh nằm trong cuộc đấu tranh trực tiếp trong việc phục vụ khách hàng. Việc cung cấp trực tiếp sản phẩm cho khách hàng sẽ tạo ra nhiều lợi ích:
Thứ nhất, giảm chi phí hàng hóa. Điều này là tất nhiên. Khi không qua nhiều lớp trung gian, hàng hóa sẽ đi thẳng đến tay của người tiêu dùng từ nhà sản xuất. Giá thành chỉ chênh lệch hơn với chi phí sản xuất một khoảng không đáng kể so với trải qua trung gian;
Thứ hai, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khi nhà sản xuất trở thành nhà bán lẻ, họ sẽ dễ dàng tiếp cận được với khách hàng. Họ có thể trực tiếp lắng nghe những phản hồi từ khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang cung cấp. Từ đó, những sự điều chỉnh được thực hiện kịp thời, nhanh chóng với nhu cầu của thị trường.
Thứ ba, tạo lợi thế cạnh tranh. Nhà sản xuất giờ đây có thể chủ động trong tất cả các khâu. Đặc biệt, họ có sự kết nối chặt chẽ hơn với khách hàng. Tâm lý khách hàng luôn mong muốn được quan tâm, chăm sóc và đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa của họ tối đa nhất.
Xu hướng 2: tập trung vào thị trường ngách
Các nhà bán lẻ bắt đầu nhận ra lợi thế của việc tập trung chuyên sâu vào một thị trường ngách cụ thể. Thị trường ngách (Niche Market) được hiểu là thị trường mà trong đó, một sản phẩm cụ thể được chú trọng. So với thị trường, nó là một phân khúc thị trường rất nhỏ. Trong tương lai gần, nhiều cửa hàng trực tuyến sẽ tập trung vào thị trường ngách.
Việc đầu tư vào thị trường ngách sẽ mang lại các lợi ích cơ bản sau:
- Tính chuyên môn hóa cao so với tập trung vào thị trường lớn;
- Giảm chi phí quảng cáo. Việc chỉ tập trung vào quảng cáo cho 1 dòng sản phẩm tất nhiên sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với nhiều loại sản phẩm;
- Cung cấp trải nghiệm mua sắm cho khách hàng tốt hơn;
- Dễ dàng cạnh tranh trong thị trường ngày càng có nhiều siêu doanh nghiệp;
- Có thể trở thành người dẫn đầu trong thị trường ngách;
Xu hướng 3: tự động hóa B2B
Theo Forrester, doanh số B2B toàn cầu sẽ đạt 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Do ảnh hưởng của đại dịch, các cửa hàng trực tuyến càng đẩy mạnh bán hàng qua mô hình B2B. Theo các chuyên gia B2B, đón đầu xu hướng tự động hóa bán hàng B2B có thể thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
Tự động hóa B2B đề cập đến quy trình và hệ thống tiếp thị và buôn bán hàng hóa tự động. Tự động hóa B2B giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đặc biệt là các nhiệm vụ liên quan đến tiếp thị. Trên thực tế, hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp rất đa dạng. Chẳng hạn: tiếp thị nội dung, duy trì tương tác trên mạng xã hội, duy trì SEO…Trong khi đó, tự động hóa B2B giúp tiết kiệm thời gian cho các hoạt động này.
Tự động hóa tìm kiếm là một trong những yếu tố quan trọng của tự động hóa B2B. Trung bình, bộ phận bán hàng dành 30-40% thời gian làm việc của họ để tìm kiếm khách hàng. Việc tự động hóa quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khối lượng lớn thời gian.
Đồng thời, ngày càng có nhiều nhà sản xuất và nhà cung cấp số hóa thông tin liên lạc của họ với khách hàng. Điều này giúp giảm chi phí xác nhận và xử lý đơn đặt hàng so với mô hình truyền thống.
Xem thêm: mô hình B2B
Kết luận
Trên đây là một vài xu hướng tiêu biểu nhất trong thương mại điện tử những năm tới. Trong kinh doanh, việc đón đầu xu hướng là rất quan trọng. Đặc biệt là trong thời kì mà thương mại điện tử đang chiếm ưu thế.
Xem thêm: sàn thương mại điện tử với những thách thức trước thềm năm mới.
1 Comment
Hello there, I?ve read a few just right stuff here. Certainly worth bookmarking for revisiting :-). I surprise how much attempt you place to create any such magnificent informative web site, Nice JOB!.