Shopee chính thức ra mắt lần đầu tiên tại Singapore vào năm 2015. Sau đó, Shopee đã lần lượt mở rộng sang một số quốc gia Đông Nam Á. Bao gồm Malaysia, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam, Philippines và Thái Lan.
Shopee nhanh chóng trở thành sàn thương mại điện tử hàng đầu tại các quốc gia mà nó có mặt. Chẳng hạn: ở Đài Loan, Shopee tuyên bố rằng hơn 2 tỷ mặt hàng được giao dịch mỗi tháng. Với hơn 1,5 tỷ lượt tải, 23 triệu người Đài Loan cho biết 65% trong số họ là người dùng Shopee.
Những con số cực khủng trong suốt gần 6 năm hoạt động của Shopee
Công ty cho biết doanh thu là 1,29 tỷ đô la trong quý 2 năm 2020. Trong quý 3 năm 2021, tổng doanh thu của công ty tăng hơn gấp đôi lên 2,7 tỷ USD.
Shopee được đánh giá là ứng dụng thương mại điện tử liên tục đạt kỷ lục về lượt tải xuống. Nó có lượt tải xuống cao thứ 2 trên thế giới sau Amazon với 139 triệu lượt tải năm 2020.
Thương mại điện tử đang là một thị trường cực kì tiềm năng. Vì thế, có không ít các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Vậy, vì sao sàn Thương mại điện tử Shopee lại có thể đạt được những “thành tích cực khủng” này? Và cũng vượt qua hàng loạt cái tên lớn và vươn lên vị trí thống trị trong lĩnh vực Thương mại điện tử tại Việt Nam cũng như tại các quốc gia khác? Sự thành công này của Shopee đến từ đâu?
1. Tập trung vào người dùng di động
Ngay từ khi mới thành lập, Shopee đã tập trung vào người dùng di động thay vì web. Bởi vì thị trường chủ yếu của Shopee nằm tại khu vực này. Đông Nam Á là khu vực có số lượng người dùng điện thoại di động hàng đầu thế giới. Theo báo cáo của Google và Temasek, người Thái Lan sử dụng Internet di động hơn 5 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, các con số được ghi nhận tương tự là hơn 4 giờ ở Indonesia, Philippines và Malaysia, và 3 giờ là mức trung bình toàn cầu. Điều đó có nghĩa là người dùng điện thoại di động ở khu vực Đông Nam Á dành nhiều thời gian hơn trên Internet di động so với các khu vực khác.
Shopee đã nắm bắt được hành vi của khách hàng. Họ hiểu được rằng người dùng có xu hướng chủ yếu sử dụng thiết bị di động. Từ đó, họ cũng nhận thấy sự phát triển của các thiết bị di động là xu hướng mới. Và trong tương lai, đây sẽ là kênh chính để các nền tảng thương mại điện tử phát triển và tiến về phía trước dễ dàng hơn. Chính vì vậy, Shopee đã và đang tập trung vào việc gia tăng trải nghiệm và mức độ tương tác của người dùng trên điện thoại.
2. Chiến dịch “nội địa hóa” cực kỳ xuất sắc
Shopee đã thực hiện nhiều chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Tiêu biểu trong đó là tiếp thị bằng cách quy tụ những cái tên hot nhất của làng giải trí và mạng xã hội làm đại sứ thương hiệu cho họ. Chẳng hạn: ca sĩ Sơn Tùng MTP, ca sĩ Bảo Anh, thủ môn Bùi Tiến Dũng… Khi mọi người thấy rằng một thương hiệu đang thu hút một người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng, điều đó làm cho thương hiệu trông đáng tin cậy hơn. Tại thị trường thế giới, Shopee còn hợp tác quảng cáo với các tên tuổi hàng đầu thế giới. Chẳng hạn như: Nhóm nhạc Hàn Quốc BlackPink, “Siêu sao bóng đá Thế giới” Cristiano Ronaldo…
Bên cạnh đó, Shopee cũng hiểu rõ từng thị trường và hành vi của người dùng. Shopee cũng như có các văn phòng địa phương đặt tại mỗi quốc gia. Chúng được điều hành bởi một đội ngũ nội địa hiểu rõ về thị trường của đất nước họ. Không chỉ cả về sản phẩm hoặc chiến dịch tiếp thị mà còn về hành vi khách hàng. Đây là một yếu tố quan trong góp phần vào sự thành công của Shopee.
3. Cung cấp cho khách hàng nhiều trải nghiệm độc đáo hơn cả mua sắm
Không chỉ tập trung vào khía cạnh cạnh tranh của giao dịch và giá cả, Shopee tận dụng dữ liệu và hệ thống AI của mình để xác định thông tin từ các lượt tìm kiếm và dữ liệu mua hàng của khách hàng. Đồng thời, nó sử dụng các công nghệ mới như AI và AR để cung cấp trải nghiệm mua sắm khác biệt cho khách hàng. Đây là cách thu hút khách hàng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
Ví dụ, Shopee đang hợp tác với thương hiệu L’Oreal. Nó sử dụng công nghệ AI và AR thông qua Shopee BeautyCam của ModiFace để cho phép khách hàng thử các màu son. Nó cũng hợp tác với thương hiệu La Roche-Posay cho phép người dùng kiểm tra tình trạng da của họ. Đồng thời khách hàng cũng nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia thương hiệu để giải quyết các vấn đề về da vào đúng thời điểm.
Với những đặc trưng nổi bật và ưu việt như trên, Shopee trở thành sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác. Các chiến lược tiếp thị và kinh doanh của Shopee là rất hiệu quả. Nhất là trong bối cảnh sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đang vô cùng khốc liệt. Sự thành công của Shopee xứng đáng để các đối thủ học tập.
Xem thêm: Thách thức của TMĐT trong bối cảnh bình thường mới tại đây.