Đại dịch Covid-19 phần nào đã chứng minh TMĐT là công cụ, giải pháp hữu ích của người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng. Ngoài ra còn là động lực thúc tiến tăng trưởng thương mại nội địa và quốc tế. Trong bối cảnh giao thương truyền thống bị hạn chế vì covid-19. Lĩnh vực thương mại điện tử lại tăng trưởng nhanh chóng. Tuy là có nhiều lợi thế nhưng thách thức thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới cũng không phải không có. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra đâu là những thách thức ngành TMĐT đang phải đối mặt.
Logistics và chuỗi cung ứng sản phẩm
Các công ty sản xuất gặp tình trạng thiếu nhân công, giao nhận hàng hóa thì khó khăn.
Bốn ngày trời, 44 chiếc xe chở theo gần 500 tấn hàng tiêu dùng của chúng tôi bị chôn chân trên đường.
Ông Đỗ Thái Vương, Phó Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẽ
Chuỗi cung ứng hàng hóa là khâu đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao nhận hàng. Rõ ràng nếu không khôi phục lại chuỗi cung ứng thì TMĐT Việt Nam không thể nào phát triển bền vững được. Thêm vào đó, cần hiện đại hoá các hệ thống xung quanh thương mại điện tử.
Hành vi và điểm chạm khách hàng
Người tiêu dùng trong thời buổi dịch bệnh sẽ có những hành vi mua bán khác với trước đây. Mức độ sẵn sàng mua hàng hóa thay đổi rõ rệt, người tiêu dùng dần có xu hướng đề cao tính bền vững và an toàn tiêu dùng.
Hành vi mua sắm cũng đang thay đổi, những hoạt động mua sắm ngoài ở siêu thị, cửa hàng hay chợ đều giảm. Thay vào đó là xu hướng thực hiện các hoạt động mua sắm, ship hàng tại nhà. Hiện nay có nhiều cửa hàng thực hiện bán hàng online với giá rẻ hơn giá mua offline để hướng khách hàng đến hoạt động mua sắm trực tuyến.
Những năm gần đây, các công ty đều hướng đến tăng trải nghiệm người dùng. Lấy thông tin dữ liệu người dùng qua các trang mạng. Tuy nhiên, bị một số rào cản về công nghệ làm trì trệ khả năng tăng cường cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Khiến người dùng chưa có cảm giác thích thú khi mua sắm trên sàn thương mại điện tử.
>>> Xây dựng kế hoạch thương mại điện tử trong năm 2022
Rủi ro lộ thông tin
Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nhưng cũng không ít rủi ro. Đặc biệt là thông tin cá nhân của khách hàng.
Chính sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật chính là rào cản về quyền riêng tư cho khách hàng. Chính sự ham muốn hiểu rõ hành vi khách hàng. Đã khiến rất nhiều sàn thương mại tự ý cho phép mình xâm nhập vào dữ liệu cá nhân mà không được sự đồng ý của người dùng. .
Hiện nay nước ta đã có “Luật An ninh mạng” . Nhưng những hành lang pháp lý về bảo vệ thông tin cá nhân thì ít được quan tâm đến.
Lừa đảo và hệ thống thanh toán
Lừa đảo trên mạng xã hội là vấn nạn lớn tại thị trường Việt Nam hiện nay. Kìm hãm đà phát triển của thương mại điện tử. Làm mất người tiêu dùng mất niềm tin khi mua hàng trên nền tảng này. Các hình thức lừa đảo thay đổi liên tục, 1 phương thức lừa đảo nhưng được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nhiều người mua hàng trên sàn TMĐT đã bị lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản. Lừa đảo, mua phải hàng gỉa hàng kém chất lượng. Nhiều cửa hàng trên sàn thương mại điện tử tạo ra chỉ mới mục đích lừa gạt người mua hàng. Những người tiêu dùng thiếu hiểu biết và kinh nghiệm rất dễ là đối tượng nhắm đến.
Các đơn vị thanh toán trung gian cũng rất phát triển trong bối cảnh bình thường mới. Đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19, hướng người dân dịch chuyển từ thanh toán offline sang thanh toán online. Thách thức thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới. Khiến các trang TMĐT ngày phải đổi mới và khắc phục chúng. Để mang lại kết quả tối ưu và đạt hiệu quả cao hơn nữa trong tương lai.
>>> Landing Page bán hàng online – Tuyệt chiêu tăng doanh thu thần tốc