Xây dựng kế hoạch bán hàng trên các kênh thương mại điện tử có khó không? Nên bắt đầu từ đâu? Nó đòi hỏi các bước nào?

Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà những người có dự định bắt đầu kinh doanh với TMĐT đều thắc mắc. Bất kỳ một mô hình kinh doanh nào, dù lớn hay nhỏ, đều cần một kế hoạch kinh doanh bài bản và tối ưu. Quá trình xây dựng kế hoạch nghiêm túc sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc thích ứng hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành. Đồng thời, nó giúp giảm thiểu ở mức tối đa nhất những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh. Với đa dạng các mô hình kinh doanh và nền tảng thương mại điện tử, việc nắm bắt thời cơ này để bắt đầu sự nghiệp bán hàng là vô cùng khả thi và hợp lý. 

Tuy nhiên, có rất nhiều người băn khoăn, lo lắng rằng làm thế nào để bắt đầu kinh doanh TMĐT. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách xây dựng một kế hoạch kinh doanh TMĐT hiệu quả. Chúng sẽ giúp bạn điều hành doanh nghiệp đi đúng hướng từ những bước đầu tiên. 

mua sắm online trên sàn thương mại điện tử
Bất kỳ một mô hình kinh doanh nào, dù lớn hay nhỏ, đều cần một kế hoạch kinh doanh bài bản và tối ưu

Vậy, những gì cần phải thực hiện?

Quy trình này được xây dựng một cách tổng quát để phù hợp với nhiều doanh nghiệp nhất có thể. Chúng ta sẽ xem xét qua các bước cơ bản sau:

1. Tiến hành nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng;

2. Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp;

3. Tiếp thị doanh nghiệp.

Bước 1: tiến hành nghiên cứu thị trường

Để chắc chắn ngay từ những bước ban đầu, hãy nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng cũng liên tục thay đổi. Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng, doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau.

Kinh doanh trực tuyến, bán hàng trực tuyến

Hơn nữa, trước khi chi tiền để đầu tư, việc nghiên cứu thị trường kinh doanh trực tuyến là rất cần thiết. Bởi tất cả doanh nghiệp đều muốn khoản tiền đầu tư của mình đặt đúng chỗ và có hiệu quả. 

Ngày nay, với sự phổ biến của các công cụ tìm kiếm và phân tích, nhiệm vụ nghiên cứu thị trường lại dễ dàng hơn so với trước đây rất nhiều. Một số công cụ tối ưu mà bạn có thể sử dụng như:

Google đang là công cụ tìm kiếm số 1 thế giới. Tất cả các nhu cầu của người dùng hầu như được tìm thấy trên google. Vậy tại sao chúng ta không dùng công cụ của Google để tìm hiểu khách hàng đã tìm kiếm gì trong suốt 24 giờ qua, một tuần qua hay một tháng qua? Từ đó, bạn sẽ dễ dàng có được những định hướng ban đầu trong kế hoạch của mình.

Google Analytics (công cụ phân tích Google)

Google Analytics chắc chắn là công cụ lý tưởng nhất để giúp bạn:

  • Đếm tổng số lượt truy cập mới vào cửa hàng trực tuyến của bạn;
  • Hiển thị thời gian phiên trung bình. Đây là khoảng thời gian khách truy cập dành cho trang web thương mại điện tử của bạn.
  • Cho phép người dùng xem vị trí bắt nguồn của hầu hết các lượt truy cập. Bạn có thể đẩy các chiến dịch của mình đến đúng nhân khẩu học (đối tượng mục tiêu).

Công cụ này sẽ giúp bạn xác định khách hàng mục tiêu mà kế hoạch kinh doanh TMĐT hướng đến. Từ đó, bạn sẽ xây dựng các chương trình, các chiến dịch khác tập trung khai thác đối tượng khách hàng tiềm năng này.

công cụ tìm kiếm
Google Analytics sẽ giúp bạn xác định khách hàng mục tiêu mà kế hoạch kinh doanh TMĐT hướng đến

Bước 2: Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp

Khi đã xác định được sản phẩm và thị trường ở bước 1, bạn cần lựa chọn kênh bán hàng phù hợp. Hiên nay, tại Việt Nam có hơn 50 sàn thương mại điện tử khác nhau. Trong đó, Shopee, TikiLazada đang nắm giữ những vị trí đầu trong bảng xếp hạng. (Xem thêm: 3 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam). Mỗi sàn thương mại điện tử sẽ có những ưu- nhược điểm khác nhau. Vì thế, bạn cần nghiên cứu kỹ chúng để lựa chọn kênh bán hàng phù hợp nhất.

Việc lựa chọn kênh bán hàng phù hợp sẽ giúp bạn:

  • Tối ưu hóa chi phí đầu tư kinh doanh;
  • Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo phù hợp;
  • Loại trừ những rủi ro liên quan đến vi phạm chính sách hoạt động của sàn TMĐT;
  • Định hướng phát triển lâu dài.
Sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
Việt Nam có hơn 50 sàn thương mại điện tử khác nhau

Bước 3: Tiếp thị doanh nghiệp

Để đánh bại đối thủ cạnh tranh, bạn cần nổi bật hơn họ. Mức độ hiển thị của bạn càng nhiều, mật độ xuất hiện trước khách hàng càng thường xuyên thì khả năng thành công của doanh nghiệp càng lớn. 

Chiến dịch tiếp thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải có mục tiêu rõ ràng, kế hoạch bài bản và một khoảng đầu tư đáng kể. Để xác định đúng phương pháp tiếp thị, bạn cần xác định các vấn đề sau:

  1. Hầu hết khách hàng của doanh nghiệp bạn đến từ đâu? (địa điểm)
  2. Độ tuổi của họ trung bình là bao nhiêu? (đối tượng mục tiêu)
  3. Họ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn?
  4. Điều làm khách hàng chần chừ khi mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn là gì?

Những thông tin này cho phép bạn điều chỉnh chiến lược quảng cáo tối ưu nhất. 

kinh doanh online
Chiến dịch tiếp thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp

Trên đây là 3 bước cơ bản nhất giúp bạn bắt xây dựng kế hoạch và đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Đương nhiên mỗi doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch cụ thể và chi tiết hơn phù hợp với tình hình thực tế và năng lực kinh doanh của mình.

Xem thêm: Sàn thương mại điện tử với những thách thức trước thềm năm mới 2022.

Author

Write A Comment